GRC ra đời đã nhanh chóng trở thành vật liệu xây dựng hữu ích, đáp ứng tính năng kiến trúc bền vững chất lượng cao cho các công trình. Đó là nhờ những đặc tính kỹ thuật của vật liệu GRC. Vậy đặc tính kỹ thuật của vật liệu GRC được thể hiện như thế nào? Chúng ta cũng tìm hiểu.
Đặc tính kỹ thuật của vật liệu GRC
1. Về độ bền và thân thiện với môi trường
GRC hội đủ đặc tính kỹ thuật của một vật liệu xây dựng bền vững, thân thiện với môi trường:
– GRC có độ bền và độ dẻo tốt, trọng lượng nhẹ, ứng dụng linh hoạt cho tất cả các công trình xây dựng.
– GRC sử dụng thành phần nguyên liệu tái chế như: sợi thủy tinh, polymer, các phụ gia hóa dẻo, không ảnh hưởng xấu đến môi trường vì mức độ độc tính thấp. Đó chính là các yếu tố quyết định độ bền của GRC.
GRC bền vững, thân thiện với môi trường
– GRC giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên vì nó sử dụng xi măng ít hơn bê tông truyền thống. GRC còn có tải trọng nhẹ, vì thế yêu cầu số lượng ít vật liệu sản xuất.
– GRC giúp xây dựng các dự án kiến trúc xanh vì nó chứa ít tài nguyên thiên nhiên, giảm tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng và chi phí vận chuyển, lắp dựng, bảo trì…
– GRC bền vững theo thời gian, có thể chống chịu được các ảnh hưởng xấu từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, hỏa hoạn, địa chấn. Từ đó giảm nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, đồng nghĩa với việc giảm lượng chất thải gây hại đến môi trường tự nhiên.
GRC mỏng và nhẹ giúp giảm tải trọng cho công trình
2. Về tải trọng
GRC có tải trọng nhẹ hơn 75% so với bê tông truyền thống và có thể dát mỏng, giúp giảm khối lượng tác động đến công trình. Đặc biệt là ứng dụng GRC trong kiến trúc mặt dựng.
3. Về cường độ
GRC có cường độ chịu nén trung bình 50-80MPa, cường độ chịu uốn 20-30 MPa, cường độ chịu kéo 10-15MPa. Vì vậy, GRC dễ dàng tạo ra những sản phẩm lớn mà không làm xuất hiện vết nứt rạn bề mặt, giúp công trình có độ bền rất cao.
GRC đáp ứng phong cách thiết kế sáng tạo
4. Về tính thẩm mỹ
Kỹ thuật sản xuất grc được đúc khuôn nên tạo hình linh hoạt, sản phẩm đa dạng về màu sắc và lớp hoàn thiện bề mặt. Các công trình có kiến trúc tinh tế, phức tạp, đoi hỏi độ chi tiết sắc nét thì vật liệu GRC là sự lựa chọn hoàn hảo.
5. Về khả năng thích ứng
GRC là vật liệu được phát triển để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp xây dựng hiện đại. GRC có hiệu suất hoạt động tốt hơn bê tông thông thường, được ứng dụng rộng rãi cho các công trình xây dựng hiện nay. Từ kiến trúc mặt dựng, trang trí nội ngoại thất đến trang trí cảnh quan sân vườn.
GRC dễ dàng thi công lắp dựng tại các công trình
6. Về chi phí
Chi phí vật liệu GRC cao hơn các loại bê tông thông thường nhưng nó đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn khi xây dựng dự án như đã nói ở trên. Khi sử dựng vật liệu GRC giúp công trình chống chọi với bất kỳ điều kiện môi trường nào như thời tiết, nước, lửa và động đất. Bên cạnh đó, vì thành phần trong các vật liệu truyền thống không cung cấp đủ độ bền cần thiết, ngành công nghiệp xây dựng cần phát triển một loại vật liệu không tiêu tốn nhiều tài nguyên thiên nhiên và ứng dụng hiệu quả ở các công trình trong tương lai.
Như vậy, qua việc tìm hiểu những đặc tính kỹ thuật của vật liệu GRC, chúng ta thấy rằng GRC là một vật liệu dễ dàng thích nghi và phù hợp với hầu hết các kiểu kiến trúc cũng như môi trường. GRC tự hào là một vật liệu xây dựng bền vững cho các công trình xây dựng hiện đại.
Đừng để các khúc mắc cản trở bạn tạo nên những tuyệt tác
Hãy để chúng tôi được phục vụ bạn
Liên hệ