Bất kỳ một sản phẩm nào khi được sản xuất và sử dụng trên thị trường, ngoài những ưu điểm mà nó mang lại cho người sử dụng, thì vẫn có những nhược điểm, hạn chế nhất định. Mặt dựng GRC cũng vậy. Nó có ưu điểm là mỏng nhẹ, đa dạng về kiểu dáng, đem đến cho những công trình xây dựng vẻ đẹp hiện đại, sang trọng, thì vẫn có một số nhược điểm riêng. Vậy ưu nhược điểm của mặt dựng GRC là gì? Chúng ta cũng tìm hiểu về ưu nhược điểm của mặt dựng GRC, để từ đó có sự lựa chọn tốt nhất khi xây dựng các công trình.
Ưu nhược điểm của mặt dựng GRC
1. Ưu điểm của mặt dựng GRC
►Mặt dựng GRC có độ bền cao
Mặt dựng GRC là những sản phẩm đúc khuôn hoàn thiện, đã được xử lý chống thấm, rửa acid, xử lý bề mặt trước khi lắp dựng nên có độ bền rất cao. Trong quá trình sử dụng, mặt dựng GRC có khả năng chống cháy tốt, chống thấm tuyệt đối. Thêm nữa, mặt dựng GRC ít chịu tác động của thời tiết, giữ được màu sắc ban đầu và giảm tối đa các chi phí bảo trì. Ứng dụng mặt dựng GRC giúp công trình giữ mãi vẻ đẹp theo thời gian.
Công trình mang nét đẹp cổ kính với mặt dựng GRC
►Mặt dựng GRC có cường độ chịu lực lớn
Mặt dựng GRC được sản xuất từ hỗn hợp bê tông cốt liệu mịn, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo. Hỗn hợp này giúp sản phẩm có độ uốn và độ bền kéo cao hơn so với bê tông thường. Mặt dựng GRC có cường độ chịu nén trung bình khoảng 70MPa, cường độ chịu uốn khoảng 20-30 MPa nên có khả năng chịu được lực tác dụng lớn với độ dày rất mỏng. Do đó, mặt dựng GRC được ứng dụng rộng rãi cho mặt tiền các công trình, thay thế cho các loại mặt dựng truyền thống như: nhôm kính, alu, tường gạch…
Công trình mang nét đẹp vững chắc với mặt dựng GRC
►Mặt dựng GRC có tính mỹ thuật cao
Mặt dựng GRC được tạo hình bằng phương pháp đúc khuôn hoặc phun bằng máy từ hỗn hợp vữa trộn sẵn nên dễ dàng tạo ra các sản phẩm với kiểu dáng đa dạng. Tùy theo kiến trúc của mỗi công trình, sẽ tạo ra các loại mặt dựng có kiểu dáng đẹp khác nhau, màu sắc đa dạng tự nhiên, có thể tạo ra các hình dạng phức tạp như: uốn cong, gấp khúc, lượn sóng… Ứng dựng mặt dựng GRC mang lại nét độc đáo và ấn tượng cho mặt tiền của mỗi công trình.
Tạo hình nghệ thuật đa dạng khi sử dụng mặt dựng GRC
►Mặt dựng GRC mỏng, nhẹ hơn bê tông
Mặt dựng GRC với ưu điểm mỏng, nhẹ, có khả năng dát mỏng (từ 10-25mm) mà không làm xuất hiện vết rạn, nứt, bong tróc trên bề mặt. Khi ứng dụng tại mặt tiền các công trình, GRC giúp giảm khối lượng tác động đến tải trọng công trình, tạo sự thanh thoát nhẹ nhàng cho mặt tiền các tòa nhà.
►Mặt dựng GRC thân thiện với môi trường
Mặt dựng GRC là vật liệu không nung với đa số thành phần nguyên liệu có xuất xứ tại Việt Nam (trừ sợi thủy tinh và một số chất phụ gia khác), đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn xanh cho dự án. Mặt dựng GRC có thể thay thế các sản phẩm sản xuất từ sợi Amiăng và hoàn toàn không độc hại đối với môi trường.
Mặt dựng GRC có màu sắc đẹp tự nhiên
►Mặt dựng GRC đáp ứng yêu cầu thi công nhanh
Mặt dựng GRC được đúc bằng khuôn có sẵn, tạo ra các sản phẩm hoàn thiện nên quá trình lắp dựng nhanh chóng, đảm bảo tiến độ thi công cho mỗi công trình. Ứng dụng mặt dựng GRC giúp giảm các chi phí cho chủ đầu tư và các nhà thầu thi công khi thực hiện dự án.
Những tấm mặt dựng lớn hoàn thiện được thi công lắp dựng bằng hệ khung đỡ rất thuận tiện và nhanh chóng
2. Nhược điểm của mặt dựng GRC
► Giá mặt dựng GRC cao hơn so với các loại mặt dựng khác.
► Tùy theo kết cấu và thiết kế kiến trúc của từng công trình cụ thể để sản xuất lắp dựng mặt dựng GRC phù hợp.
► Việc triển khai thi công mặt dựng GRC được thực hiện phần lớn từ phía bên ngoài tòa nhà, do đó phải chuẩn bị các thiết bị nâng hạ, hệ thống giao thông theo phương đứng cho công nhân viên làm việc.
Như vậy, qua bài viết này quý khách đã hiểu rõ về ưu nhược điểm của mặt dựng GRC. Do đó, khi tiến hành xây dựng các công trình, quý khách sẽ có sự lựa chọn vật liệu xây dựng phù hợp nhất.
Đừng để các khúc mắc cản trở bạn tạo nên những tuyệt tác
Hãy để chúng tôi được phục vụ bạn
Liên hệ