Mặt dựng GRC được sử dụng để trang trí mặt ngoài các công trình, tạo vẻ đẹp sang trọng, khác biệt so với các vật liệu truyền thống khác như: bê tông cốt thép, sơn nước, nhôm kính, Alu… GRC xứng đáng là vật liệu ưu tiên hàng đầu khi thi công mặt dựng cho các công trình vì độ bền rất cao. Vậy kỹ thuật thi công lắp dựng mặt dựng GRC được thực hiện như thế nào? VietGRC hướng dẫn kỹ thuật thi công lắp dựng mặt dựng GRC như sau:
Mặt dựng GRC hoàn thiện được vận chuyển đến công trình để lắp dựng
1. Kỹ thuật thi công lắp dựng mặt dựng GRC
Kỹ thuật thi công lắp dựng mặt dựng GRC đơn giản vì tấm đá nhân tạo có trọng lượng nhẹ, được hoàn thiện liên kết lúc sản xuất. Do đó, quá trình thi công lắp dựng mặt dựng GRC nhanh chóng và có thể điều chỉnh tạo bề mặt lắp dựng có độ hoàn thiện cao. Những tấm mặt dựng lớn được lắp dựng bằng hệ khung đỡ và đinh vít tạo thành một kết cấu vững chắc cho mặt tiền các công trình.
Mỗi công trình khác nhau sẽ được thiết kế, sản xuất và lắp dựng mặt dựng GRC phù hợp. Quý khách có nhu cầu thiết kế, sản xuất, thi công lắp dựng mặt dựng GRC, Vietgrc sẽ tư vấn thiết kế cụ thể, phù hợp với yêu cầu của từng công trình.
2. Các bước thực hiện kỹ thuật thi công lắp dựng mặt dựng GRC
2.1. Các chi tiết phẳng
Bước 1:
Lắp khung thép lên tường mặt trước (vách ngăn bê tông hoặc gạch).
Áp dụng bước 1
Bước 2:
Thanh nhôm chữ U đầu tiên lắp vào khung thép.
Áp dụng bước 2
Bước 3:
Tấm ốp mặt dựng được thay thế bằng ống dẫn khung mặt dựng. Để duy trì mối nối ở phía trên của các tấm mặt dựng, người ta sử dụng mặt cắt chữ T để thay thế.
Áp dụng bước 3
Bước 4:
Trên hàng đầu tiên của mỗi tấm mặt dựng, mặt cắt H được thay thế vào khung mặt dựng riêng. Sau đó được cố định bằng cách vặn vào khung thép.
Áp dụng bước 4
Bước 5:
Sau khi lắp mặt cắt H vào, hàng thứ hai của các tấm mặt dựng được thay thế vào mặt cắt H và mặt cắt T được thay thế vào mối nối thứ hai.
Áp dụng bước 5
Bước 6:
Lớp mặt dựng hoàn thiện được cố định bằng mặt cắt L sau khi nó được thay thế vào mặt cắt H.
Áp dụng bước 6
Bước 7:
Trong trường hợp lớp hoàn thiện các tấm mặt dựng nằm ở thanh ngang trên cùng thì đường gờ có thể được hoàn thiện bằng nhôm, titan, GRC hoặc đá tự nhiên.
Áp dụng bước 7
2.2. Các chi tiết góc
Chi tiết góc được thiết kế theo hai cách, đầu tiên là chi tiết góc điển hình với GRC, thứ hai là mặt cắt góc nhôm đặc biệt. Bạn cũng có thể thấy được chi tiết mối nối ngang.
Chi tiết góc
Chi tiết đứng
Hình chiếu từ sau
3. Một số hình ảnh về kỹ thuật thi công lắp dựng mặt dựng GRC tại công trình
Thi công lắp dựng mặt dựng GRC bằng máy cẩu và hệ khung đỡ
Thực hiện kỹ thuật lắp dựng mặt dựng GRC tại công trình
Nhân công và máy móc thực kiện kỹ thuật lắp dựng mặt dựng GRC
Kỹ thuật lắp dựng mặt dựng GRC hoàn thiện tại công trình
Kỹ thuật thi công lắp dựng mặt dựng GRC hoàn thiện giúp công trình đảm bảo tiến độ thi công. Sử dụng mặt dựng GRC sẽ khắc phục được sự nặng nề của mặt dựng bê tông cốt thép, sự xuống cấp phai màu của sơn nước, sự rỉ sét, nứt vỡ của mặt dựng nhôm kính…. Mặt dựng GRC là vật liệu trang trí cao cấp cho mặt tiền các công trình mang một nét đẹp riêng, không lẫn với bất cứ công trình nào khác.
Đặc biệt, với các công trình được thiết kế uốn lượn, gấp khúc, góc cạnh hay uốn cong… thì mặt dựng GRC là một lựa chọn hoàn hảo nhất, đáp ứng được ý tưởng thiết kế của kiến trúc sư. Các kiến trúc sư có thể thỏa sức tự do sáng tạo theo phong cách của riêng mình cho các tấm mặt dựng kiến trúc. Thêm nữa, mặt dựng GRC có độ bền cao giúp triển khai các thiết kế phức tạp nhất để kết hợp thi công nhanh, đúng tiến độ.
Đừng để các khúc mắc cản trở bạn tạo nên những tuyệt tác
Hãy để chúng tôi được phục vụ bạn
Liên hệ