Đầu cột bê tông sợi thủy GRC được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn hoặc phun bằng máy từ hỗn hợp bê tông cốt liệu mịn trộn sẵn (xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo). Vậy kỹ thuật sản xuất đầu cột GRC được thực hiện như thế nào? VietGRC giới thiệu đến quý khách hàng kỹ thuật sản xuất đầu cột GRC như sau:
Sản phẩm đầu cột GRC được sản xuất tại nhà máy
Kỹ thuật sản xuất đầu cột GRC
Kỹ thuật sản xuất đầu cột GRC được thực hiện bằng phương pháp đúc khuôn và phun từ hỗ hợp cốt liệu mịn. Sản phẩm đầu cột GRC tạo ra dưới hai dạng chính, đó là: đầu cột GRC tinh và đầu cột GRC thô. Với các sản phẩm đầu cột GRC tinh thì tạo hình các sản phẩm có màu sắc sang trọng, giống như màu sắc của đá tự nhiên, bề mặt có thể là trơn nhẵn hoặc nhám… tùy theo mỗi yêu cầu của công trình.
Những hoa văn, họa tiết được thiết kế, tạo tác trên đầu cột GRC qua kỹ thuật sản xuất đầu cột GRC bằng máy móc hiện đại và khuôn đúc sẵn sẽ giúp tạo ra những sản phẩm đồng nhất.
Nguyên liệu sản xuất đầu cột GRC
I. Chuẩn bị các nguyên liệu sản xuất đầu cột GRC
- Cát sạch (trừ cát đen, cỡ hạt <1.2mm).
- Xi măng (PC 30 – PC 40 các loại).
- Các chất phụ gia hóa dẻo.
- Sợi thủy tinh kháng kiềm (cắt vụn thành các đoạn nhỏ khoảng 30mm) thông thường là sợi cuộn được cắt bằng máy.
- Nước sạch .
- Khuôn đúc, máy móc thiết bị liên quan.
Chuẩn bị máy móc thiết bị để sản xuất đầu cột GRC
II. Các bước thực hiện kỹ thuật sản xuất đầu cột GRC
1. Phương pháp tạo khuôn
Sau khi có bản vẽ thiết kế về sản phẩm đầu cột GRC cho các công trình cụ thể, tùy thuộc vào hình dáng, bề mặt, yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm, chúng ta sẽ tiến hành làm khuôn. Và thường có các dạng khuôn cụ thể như sau:
► Khuôn dương bản: Khuôn dương bản được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau và nhiều thành phần vật liệu rất đa dạng như: có thể sử dụng 1 sản phẩm đã có thật, tạo dương bản bằng phương pháp tạo hình ghép gỗ, hoặc tạo dương bản bằng phương pháp đúc đất sét, thạch cao, cắt CNC trên các chất liệu gỗ, nhựa dẻo…
► Khuôn âm bản: Khuôn âm bản thường có 3 loại như sau:
– Khuôn gỗ: dùng cho các sản phẩm ít chi tiết trang trí.
– Khuôn GRP (khuôn nhựa): Phù hợp với những mặt phẳng.
– Khuôn silicon (khuôn cao su): dùng cho các sản phẩm với chi tiết tinh tế, phức tạp, các hoa văn tinh xảo.
Chuẩn bị khuôn sản xuất đầu cột GRC (Khuôn nhựa)
2. Quy trình phun GRC
► Bước 1: Chuẩn bị khuôn
Chuẩn bị khuôn theo yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm cụ thể (Có thể là khuôn gỗ, khuôn nhựa, khuôn silicon).
► Bước 2: Bôi chất tách khuôn
– Vệ sinh sạch sẽ bụi bám bề mặt khuôn.
– Phủ đều chất tách khuôn lên mặt khuôn bằng vải hoặc súng phun.
– Dùng khăn khô lau lại bề mặt khuôn, sao cho chất tách khuôn không đọng lại thành giọt.
Trộn hỗn hợp chuẩn bị kỹ thuật phun GRC
► Bước 3: Cân nguyên liệu theo đơn phối trộn
– Cân nguyên liệu thô: cát, xi măng, phụ gia bột…
– Cân nguyên liệu tinh: màu, mica, phụ gia hóa chất…
► Bước 4: Pha trộn nguyên liệu
– Cho chất lỏng gồm: nước, polymer, phụ gia hóa dẻo vào mẻ trộn.
– Bắt đầu trộn với tốc độ thấp (300 – 500 vòng/phút).
– Thêm chất tạo màu và điều màu.
– Cho cát vào mẻ trộn.
– Cho xi măng vào mẻ trộn đồng thời tăng tốc độ máy trộn lên 1000-1800 vòng/phút.
– Trộn trong khoảng thời gian 1 – 2 phút.
– Thêm phụ gia hóa dẻo còn lại để đạt được độ lưu động mong muốn.
Lưu ý: Tùy vào khối lượng sản xuất GRC mà sẽ trộn liên tục số lượng mẻ trộn khác nhau cho một lần phun.
Quy trình phun GRC
► Bước 5: Phun GRC lớp mặt
– Hỗn hợp vữa sau trộn đạt yêu cầu sẽ được đổ vào máy phun thông qua sàng để duy trì độ lưu động trong quá trình vữa được bơm đến súng phun.
– Phun lớp mặt thành từng lớp (tùy thuộc hình dạng – yêu cầu kỹ thuật), đến khi đạt độ dày 3-6 mm.
► Bước 6: Phun/đúc GRC lớp lưng
– Thời gian phun giữa các lớp có thể thay đổi tùy thuộc vào độ đông kết của lớp trước và kết quả thí nghiệm kéo nhổ.
– Phun thành nhiều lớp, tùy thuộc vào hình dạng của cấu kiện cho đến khi đạt đến bề dày thiết kế.
– Vị trí chưa đạt độ dày phải được phun bổ sung và vị trí quá dày sẽ được cạo bớt để đảm bảo độ dày yêu cầu.
Lưu ý: Giữa mỗi lớp phun, công nhân dùng đầm lăn bằng tay nén các lớp vữa, việc đầm phải đều tay và tiến hành trên khắp bề mặt phun.
Sản phẩm đầu cột GRC hoàn thiện
► Bước 7: Xử lý mặt lưng
– Sau khi phần lớp lưng đủ độ dày theo yêu cầu kỹ thuật, tiếp đến thực hiện hoàn thiện phần bề mặt của lớp lưng:
+ Lăn ru lô hoặc ấn sóng khuôn.
+ Vuốt phẳng.
► Bước 8: Bảo dưỡng
– Thực hiện bão dưỡng để tạo điều kiện cho GRC đạt cường độ tốt nhất:
+ Phủ vải ẩm hoặc che bạt.
+ Phủ màng keo ngăn bốc hơi nước.
– Vận chuyển sản phẩm hoàn thiện đến công trình và tiến hành kỹ thuật lắp dựng đầu cột.
Đầu cột GRC được lắp dựng hoàn thiện tại công trình
Kỹ thuật sản xuất đầu cột GRC bằng phương pháp phun và đúc khuôn tạo ra sản phẩm đầu cột GRC hoàn thiện. Các nhà thầu thi công chỉ việc thực hiện kỹ thuật thi công lắp dựng đầu cột GRC hoàn thiện tại công trình. Do đó công trình luôn đảm bảo tiến độ thi công và đảm bảo tính kỹ thuật và thẩm mỹ nhất định.
Đừng để các khúc mắc cản trở bạn tạo nên những tuyệt tác
Hãy để chúng tôi được phục vụ bạn
Liên hệ